ShopHouse là gì? Ưu và nhược điểm của ShopHouse

Tue Ngo16/03/2022

Thị trường ngày càng phát triển các hộ Kinh doanh Shophouse đang trở thành trào lưu trong thời gian gần đây. Tính ứng dụng lớn nhất của những căn nhà này chính là làm khu mua sắm, giải trí với lượng khách hàng đông đảo, Người sử dụng có thể tận dụng tối đa công năng sử dụng của loại hình này. Bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến Shophouse là gì? Ưu – nhược điểm của loại hình này cũng như những tư vấn có nên đầu tư vào nó hay không.

Định nghĩa Shophouse

Shophouse là gì?

Người ta biết đến Shophouse bắt đầu vào những năm 50 của thế kỷ XIX. Shophouse (Tên tiếng anh) còn sở hữu nhiều cái tên khác nhau như: nhà phố thương mại, căn hộ kinh doanh,…Về cơ bản, shophouse chính là một căn hộ được sử dụng vừa làm nhà ở vừa làm nơi kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. Thông thường, shophouse sẽ được thiết kế liền kề với nhau tạo thành một khu phố kinh doanh thương mại sầm uất.

Hình thức shophouse khá phổ biến trên toàn thế giới, và Việt Nam cũng vậy. Hầu hết mọi dự án bất động sản hiện này đều xây dựng khu tổ hợp shophouse với thiết kế sang trọng, đẹp mắt, đặt ở những vị trí đắc địa nhất nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Một căn shophouse (Nhà phố thương mại) là một loại tòa nhà phục vụ cả hai như là một nơi cư trú và kinh doanh thương mại. Shop house thường cao từ hai đến ba tầng, trong đó tầng trệt dùng để buôn bán, mở cửa hàng, còn các tầng trên dùng làm nơi ở cho gia chủ. Phong cách nhà ở đa dụng này có dấu ấn lịch sử từ thời các đô thị cổ ở khu vực Đông Nam Á.

Ưu điểm nhà phố thương mại là gì?

Có thể nói, nhà phố thương mại đang ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Lý do là bởi nó sở hữu hàng loạt những ưu điểm vượt trội mà những hình thức khác khó có thể có được.

Vị trí đắc địa

Đây là ưu điểm đầu tiên và quan trọng nhất đối với Shophouse. Hầu hết các căn hộ này đều được đặt ở tầng trệt của một căn nhà chung cư, trung tâm của các dự án bất động sản,… nhằm mang đến hiệu quả kinh doanh tối ưu. Từ đó, nhà đầu tư có thể kinh doanh hoặc cho thuê một cách dễ dàng.

Thêm vào đó, tại shophouse, bạn có thể di chuyển dễ dàng đến các khu vực khác mà không gặp bất cứ trở ngại nào về khoảng cách. Bởi vị trí trung tâm luôn được các chủ đầu tư nhắm đến để đặt shop house.

Tính ứng dụng cao

Đặc điểm chính của các căn shophouse chính là thiết kế hiện đại phục vụ đến 2 mục đích khác nhau: kinh doanh và cư trú. Điều này giúp cho nhà đầu tư có thể tận dụng tối đa không gian và tiết kiệm chi phí hiệu quả nâng cao lợi nhuận khi kinh doanh. Các căn hộ shophouse thường được thiết kế với các tầng phía dưới làm khu vực kinh doanh và các tầng phía trên làm khu vực sinh hoạt của gia đình. Chắc chắn không gian riêng tư luôn được đảm bảo tốt nhất.

Mua đi bán lại dễ dàng

Các căn shophouse thường được đặt ở những vị trí đắc địa nhất trong một dự án bất động sản. Tuy nhiên số lượng các căn là không nhiều. Chúng ta có thể thấy rõ được những lợi ích mà căn hộ mang lại, chính vì thế tính thanh khoản của những căn như thế này là rất cao. Nhà đầu tư bất động sản có thể mua đi bán lại hoặc cho thuê một cách dễ dàng.

Nhược điểm shophouse là gì?

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, shophouse cũng sở hữu một số những nhược điểm cần phải chú ý. Nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi mua để đảm bảo tối ưu nhất về mặt lợi ích.

Giá thành cao hơn những căn hộ khác

Nhờ vị trí đắc địa kết hợp với mục đích chính là để kinh doanh, những căn shophouse thường có mức giá đắt hơn nhiều so với những căn hộ khác trong dự án. Thêm vào đó, như đã đề cập ở mục trên, các căn hộ shop house thường có số lượng khá ít. Vì thế, đôi khi nhà đầu tư còn phải đấu giá hoặc bốc thăm để giành quyền mua căn hộ. Điều này khiến cho giá của các căn shophouse ngày một tăng cao.

Kinh doanh shophouse không phải lúc nào cũng hiệu quả

Một thực tế đáng buồn là kinh doanh shophouse không phải lúc nào cũng hiệu quả như bạn mong muốn. Bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng dân cư trong dự án. Nếu dân cư đông, điều này đồng nghĩa với lượng khách hàng tiềm năng lớn và bạn sẽ có cơ hội bán hàng nhiều hơn. Và ngược lại, cơ hội bán hàng của bạn sẽ thực sự ít ỏi khi dân cư thưa thớt.

Trước khi đầu tư vào shop house và đưa ra quyết định kinh doanh, việc bạn cần làm là khảo sát trước những thông tin liên quan. Bạn cần biết đối tượng dân cư của dự án là những ai. Tình hình tài chính chung của họ như thế nào? Từ đó đưa ra lựa chọn khôn ngoan nhất về việc thuê/ mua shophouse và mặt hàng bạn sẽ kinh doanh.

Sổ đỏ bị giới hạn thời gian

Thêm vào đó, shophouse sở hữu một vấn đề hạn chế khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng. Đó là sổ đỏ của loại hình này chỉ có giá trị trong khoảng thời gian 50 năm. Điều này gây một trở ngại lớn về tâm lý cũng như kinh tế của nhà đầu tư khi muốn làm ăn lâu dài. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đều đang cố gắng xây dựng và điều chỉnh chính sách mới sao cho phù hợp nhất với tình hình phát triển của thị trường.

Hy vọng rằng bài viết Shophouse là gì? Ưu – Nhược điểm của shophouse sẽ giúp quý khách hàng khi tìm đến sản phẩm.

Tham khảo thêm các chủ đề tương tự: