Lý lịch tư pháp là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng, và được yêu cầu cần phải có trong các hồ sơ xin việc, xin giấy phép lao động, v.v. Tuy nhiên, thông tin về các loại phiếu lý lịch tư pháp Việt Nam cũng như cách xin cấp chưa thật sự chi tiết nên khiến khá nhiều đương đơn cảm thấy khó khăn và mơ hồ.
Bài viết sau đây sẽ cung cấp cái nhìn toàn cảnh về lý lịch tư pháp Việt Nam, xin ở đâu, xin như thế nào, và thời hạn của lý lịch tư pháp, v.v.
Có rất nhiều định nghĩa về lý lịch tư pháp, nhưng nó được hiểu ngắn gọn là một loại giấy tờ được cấp bởi Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp. Thông tin trên phiếu lý lịch tư pháp dùng để chứng minh một cá nhân có hoặc không có án tích, có đang bị cấm đảm nhiệm chức vụ, quyền quản lý, điều hành tổ chức hay doanh nghiệp hay không.
Theo cập nhật tại Điều 41, Luật lý lịch tư pháp Việt Nam 2009, hiện tại có hai loại lý lịch tư pháp bao gồm lý lịch tư pháp số 1 và lý lịch tư pháp số 2.
Trong đó, phiếu lý lịch số 1 được dùng cấp theo yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức để phục vụ cho việc làm hồ sơ xin việc, xin cấp giấy phép lao động, hoặc để quản lý nhân sự, v.v. trong các tổ chức cơ quan. Phiếu lý lịch tư pháp số 2, sẽ được cấp cho cá nhân hoặc tổ chức tố tụng, phục vụ công tác điều tra, xét xử tại cơ quan như toà án, v.v.
Ngoài ra, sự khác biệt giữa phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 còn ở thông tin ghi trên hai loại phiếu này. Cụ thể, phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ chỉ ghi những án tích chưa được xoá, còn phiếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ ghi chép đầy đủ những án tích đã và chưa được xoá của người xin cấp.
Hiện tại chưa có thông tin chính xác và cụ thể về thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp. Theo đó, thời hạn của phiếu lý lich tư pháp sẽ được xét trong quy định cụ thể của văn bản từng lĩnh vực pháp luật có liên quan đồng thời phụ thuộc vào quyết định của cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, người xin cấp sẽ mang tới cơ quan cấp (Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở tư pháp) và đợi xét duyệt trong khoảng 10 ngày làm việc. Thời gian này được tính từ khi hồ sơ và phí xét duyệt được nhận đủ.
Nếu đương đơn tự nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan cấp có thẩm quyền, phí làm lý lịch tư pháp là 200.000 VNĐ. Trong trường hợp đương đơn đề nghị xin cấp hơn 2 phiếu trong 1 lần, thì phí của phiếu thứ 3 trở đi sẽ là 3.000 VNĐ/ phiếu.
Tuỳ theo đối tượng xin cấp lý lịch tư pháp là như thế nào, thì đương đơn sẽ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại 1 trong 2 địa điểm sau.
Trung tâm lý lich tư pháp quốc gia
Áp dụng cho:
Sở tư pháp
Áp dụng cho:
Để xin cấp phiếu lý lịch tư pháp, đương đơn cần chuẩn bị những giấy tờ cơ bản sau:
Lưu ý: với những giấy tờ bản sao, cần mang theo bản gốc để đối chiếu tại cơ quan cấp có thẩm quyền.
Ngoài ra, đương đơn có thể đăng ký thông tin xin cấp lý lịch tư pháp online, đặt lịch hẹn trước khi mang hồ sơ đến nộp, và tra cứu lý lịch tư pháp.
Các bước thực hiện online sẽ được tóm tắt theo các bước như sau:
Bước 1: Kê khai thông tin, nộp hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp tại https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home?locale=en
Lưu ý: Thông tin kê khai online chỉ có thể sửa được khi hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp chưa được tiếp nhận.
Bước 2: Tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến
Xin cấp phiếu lý lịch tư pháp không quá khó nếu như quý khách có đủ thông tin chuẩn xác, và làm theo các bước hướng dẫn kể trên. Nếu có bất kỳ khó khăn nào, hãy để lại thông tin cho chúng tôi để được giải đáp.