Tổng quan các quận nội thành Hà Nội

Tue Ngo24/03/2022

Toàn thành phố hiện có 12 quận là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và 17 huyện. Ngày 27/12, Thủ tướng ký ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm (Hà Nội) để thành lập 2 quận và 23 phường.

Tổng quan về quận Tây Hồ

Tây Hồ là một quận nội thành của thành phố Hà Nội, được đặt theo tên của Hồ Tây nằm trên địa bàn quận. Không chỉ là một trong những khu vực phát triển, quận Tây Hồ còn là trung tâm dịch vụ – du lịch – văn hóa, vùng có cảnh quan thiên nhiên của thủ đô.

Vị trí địa lý quận Tây Hồ (Hà Nội)

Quận Tây Hồ nằm ở phía Tây Bắc phần nội thành của Hà Nội, có vị trí địa lý như sau:

  • Phía Đông giáp quận Long Biên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng;
  • Phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm;
  • Phía Nam giáp quận Cầu Giấy, Ba Đình với ranh giới là khu dân cư An Dương, đường Hoàng Hoa Thám và đường Thanh Niên;
  • Phía Bắc giáp huyện Đông Anh với ranh giới tự nhiên là sông Hồng.

Diện tích quận là 24km2, dân số khoảng 126.700 người (số liệu năm 2009). Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Quận có Hồ Tây với diện tích 526 ha, nằm trọn trong địa giới quận, được đánh giá là cảnh quan thiên nhiên đẹp của thủ đô và cả nước. Phía Bắc và phía Đông quận có sông Hồng chảy qua. Khu vực quanh Hồ Tây có nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời với nhiều nghề thủ công truyền thống và các công trình di tích lịch sử có giá trị.

Lịch sử

Vùng đất Tây Hồ trước đây thuộc huyện Vĩnh Thuận cũ của tỉnh Hà Nội. Trước năm 1945, Tây Hồ là phần đất của đại lý Hoàn Long thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1961, vùng đất Tây Hồ thuộc  về khu phố Ba Đình và một phận thuộc huyện Từ Liêm.

Ngày 28/10/1995, Chính phủ ra Nghị định số 69-CP thành lập quận Tây Hồ thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở tách 3 phường Yên Phụ, Thụy Khuê, Bưởi thuộc quận Ba Đình và 5 xã Phú Thượng, Xuân La, Quảng An, Nhật Tân, Tứ Liên thuộc huyện Từ Liêm, chuyển các xã Phú Thượng, Xuân La, Quảng An, Nhật Tân, Tứ Liên thành các phường có tên tương ứng.

Sau khi điều chỉnh, quận gồm 8 phường: Phú Thượng, Xuân La, Quảng An, Nhật Tân, Tứ Liên, Yên Phụ, Thụy Khuê, Bưởi.

Tình hình kinh tế

Từ ngày thành lập đến nay, quận Tây Hồ xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế theo đúng hướng Dịch vụ – Công nghiệp – Nông nghiệp. Những năm qua, kinh tế quận duy trì tốc độ phát triển khá, giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng 14,01%. Ngành thương mại  – dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh hơn, đạt tỷ trọng 66,14%, ngành công nghiệp phát triển ổn định với tỷ trọng 33,53%, ngành nông nghiệp đạt tỷ trọng 0,33%.

Quận Tây Hồ còn nổi tiếng với các làng hoa, cây cảnh Nghi Tàm, làng hoa Tứ Liên, Xuân La, Phú Thượng…

Hạ tầng giao thông

Nằm ở vị trí trung tâm, quận Tây Hồ sở hữu nhiều con đường huyết mạch như:

  • Tuyến đường Võ Chí Công nằm trên vành đai 2, rộng 64m bắt đầu từ đường Bưởi, chạy qua ngã tư đường Hoàng Hoa Thám – Hoàng Quốc Việt đến cầu Nhật Tân. Dọc đường Võ Chí Công có hệ thống hạ tầng giao thông quy hoạch đồng bộ, là nút giao thương chính đến các tuyến đường huyết mạch thuộc các quận nội thành như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Từ Liêm…
Đường Võ Chí Công là nút giao thông chính kết nối quận Tây Hồ với các quận nội thành.
  • Tuyến đường Hoàng Hoa Thám rộng 30m là trục chính đô thị gồm 2 đoạn: đoạn từ Bưởi đến dốc Ngọc Hà và đoạn từ dốc Ngọc Hà đến đường Hùng Vương.
  • Tuyến đường vành đai 2 rộng 57,5-64m là đường trục chính đô thị.
  • Đường liên khu vực gồm có tuyến đường Âu Cơ – Nghi Tàm, đoạn kéo dài đường Nguyễn Hoàng Tôn đến đường Lạc Long Quân rộng 40m.
  • Các tuyến đường cấp khu vực: đường Lạc Long Quân, Võng Thụy, Thanh Niên, Xuân La, Thụy Khuê, Yên Phụ, Đặng Thai Mai, Xuân Diệu, tuyến đường quanh hồ Tây rộng 8,5-10,5m.

Cầu vượt từ Yên Phụ qua Nghi Tàm, phần đê sông Hồng được bồi cao, lòng đường rộng sạch sẽ góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa một cách rõ rệt.

Cầu Nhật Tân dài 3.900m nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh không chỉ là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản mà còn là một trong số các cây cầu hiện đại nhất của Hà Nội. Hà Nội cũng đang chuẩn bị các bước cần thiết để khởi công cầu Tứ Liên với tổng chiều dài theo tuyến thẳng khoảng 4,84km. Cầu có điểm đầu giao với đường Nghi Tàm, điểm cuối qua nút giao quốc lộ 5, tạo kết nối thuận tiện và góp phần rút ngắn khoảng cách giữa quận Tây hồ với quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Trên địa bàn quận có nhiều tuyến xe buýt chạy ngang qua như 09A, 13, 14, 25, 31, 33, 41, 45, 50, 55A, 55B, 58, 60A, 68, 86, 90, 96… cùng với đó là các trạm trung chuyển như Khu liên cơ quan sở ngành Hà Nội, Nghi Tàm, Xuân Đỉnh, Công viên nước Hồ Tây.

Hệ thống trường học

Quận Tây Hồ tập trung nhiều cơ quan hành chính, giáo dục, trung tâm giải trí, khu đô thị lớn. Theo chủ trương phát triển của thành phố Hà Nội, trong giai đoạn 2020-2030, quận sẽ đón nhận 13 Đại sứ quán, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải… di dời về đây. Thành phố cũng sẽ di dời các Sở về khu liên cơ tòa nhà cao 27 tầng trên trục đường Võ Chí Công, kéo theo hàng loạt các khu đô thị lớn, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, giáo dục… phát triển.

Hệ thống giáo dục phát triển với hàng loạt trường học chất lượng

  • Trường học Chu Văn An
  • Trường mồm non quốc tế Hanoi Kindergarten
  • Trường song ngữ quốc tế Hanoi Academy
  • Trương quốc tế Unis
  • Trường đại học Nội Vụ
  • Viện nghiên cứu kinh tế và kinh doanh Hà Nội

Công viên, cây xanh tại quận Tây Hồ

Công viên nước Hồ Tây nằm trong địa phận phường Nhật Tân, quận Tây Hồ là điểm đến hấp dẫn với người dân Thủ đô cũng như du khách trong và ngoài nước khi đến Hà Nội. Với tổng diện tích 8,1 ha, công viên nước Hồ Tây có các khu bể và khu đường trượt đa dạng, hệ thống lọc nước tuần hoàn theo tiêu chuẩn châu Âu. Những trò chơi nổi tiếng tại công viên như tắm sóng nhân tạo, trượt đường ống, trượt máng, đu quay bạch tuộc, đĩa bay, thảm bay, công viên mặt trời, vòng quay khổng lồ…

Tây Hồ còn tập trung nhiều điểm đến nổi tiếng về vườn hoa như vườn hoa Lý Tự Trọng, bãi đá sông Hồng, thung lũng hoa Hồ Tây… Nằm ở cuối ngõ 264 đường Âu Cơ, bãi đá sông Hồng thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh, tham quan. Mùa nào hoa ấy với đủ các loại hoa nở rộ quanh năm như hoa hồng, thượng uyển, đạo linh, phương linh, bách nhật, đồng tiền, thạch thảo tím, cúc họa mi… Thung lũng hoa Hồ Tây nằm tại ngã ba Nhật Chiêu, Tây Hồ, rất gần công viên nước Hồ Tây. Công viên có diện tích rộng, quy tụ hàng trăm loài hoa, từ những loài hoa đặc trưng như hoa cúc họa mi, hoa đào, hoa sen… cho đến các loài hoa nổi tiếng ở vùng Đà Lạt và Tây Bắc như hoa dã quỹ, tam giác mạch…

Quận Tây Hồ có mật độ cây xanh khá dày, cây xanh phủ khắp các con đường nhỏ cho đến các cung đường lớn, nhất là các đường quanh Hồ Tây. Một lợi thế lớn của quận là có được diện tích mặt nước Hồ Tây hơn 500ha cùng một số hồ nhỏ lân cận như hồ Đầm Bẩy, Hùng Đồng, Quảng Bá… và cảnh quan xung quanh.

Ẩm thực tại quận Tây hồ

Quận Tây Hồ vốn được xác định là trung tâm dịch vụ – du lịch và cũng là thiên đường ẩm thực của thủ đô khi nơi đây sở hữu vô vàn những món ăn ngon hấp dẫn người dân Hà Nội và du khách bốn phương. Đầu tiên phải kể đến các quán ăn vặt ngon mà giá cả phải chăng như kem Hồ Tây, bánh tôm trên đường Thanh Niên, bánh giò Thụy Khuê, ốc nóng Trích Sài, bún đậu Cây Đa, mì đùi gà tần, tào phớ Xuân La, phở cuốn Ngũ Xã… Với những thực khách muốn có không gian rộng rãi hơn để tụ tập bạn bè, hội nhóm thì có lẩu ếch Phó Đức Chính, lẩu Thái tomyum ở Quảng Ba, vịt quay kiểu Lạng Sơn ở An Dương…

Ngoài ra còn có các nhà hàng đẹp, sang trọng với đồ ăn phong phú như Sen Tây Hồ, nhà hàng Softwater, nhà hàng Cutisun – Bò bít tết, nhà hàng ẩm thực Pháp Saint Honoré, nhà hàng chuyên món Âu La Salsa, quán ẩm thực Nhật Bản Daikon Foods…

Bất động sản Tây Hồ

Không ngoa khi nói rằng, Tây Hồ là quận hội tụ mọi điều kiện thuận lợi để an cư lạc nghiệp với vị trí đắc địa, giao thông thuận lợi, hạ tầng hiện đại. Hồ Tây còn được ví như lá phổi xanh giúp cải thiện không khí cộng hưởng cùng giá trị văn hóa, tinh thần và phong thủy. So với các quận nội thành khác, mật độ dân số quận Tây Hồ có phần thấp hơn do diện tích đất nông nghiệp và diện tích mặt nước chiếm tỷ lệ khá lớn. Tuy nhiên, tốc độ gia tăng dân số cơ học trong những năm gần đây là rất cao do ngày càng có nhiều người muốn mua nhà và sinh sống trên địa bàn quận. Bên cạnh đó còn có một lượng lớn các đại sứ, cán bộ đại sứ quán nước ngoài hay chuyên gia nước ngoài từ Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản… đến làm việc cho các văn phòng đại diện và công ty có trụ sở tại đây. Ước tính mật độ cư trú của lượng khách nước ngoài tại khu vực này cao hơn so với các khu vực khác của Hà Nội. Cho tới nay, chỉ tính riêng khu vực quanh Hồ Tây đã có hàng loạt ông lớn như Tân Hoàng Minh, Tập đoàn Daewoo E&C, Sun Group… trình làng các dự án cao cấp theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chính vì thế, bất động sản Tây Hồ luôn có giá bán và cho thuê ở mức cao và ổn định trong nhiều năm qua, nhất là các dự án có view hồ Tây thì luôn có giá bán vô cùng đắt đỏ. Tuy nhiên, hoạt động mua bán, chuyển nhượng bất động sản tại khu vực dù có diễn ra nhưng không quá sôi động bởi ở đây một phần thuộc sở hữu của những người đã sinh sống lâu đời, một phần là tài sản của quan chức, thương gia giàu có mua rồi cho thuê như là phần tích trữ, đầu tư dài hạn. Chưa kể, giá nhà đất rất cao nên kén khách mua.

Khảo sát cho thấy, giá mua bán chuyển nhượng có sự chênh lệch rất lớn tùy vào vị trí bất động sản. Cụ thể, giá nhà mặt hồ dao động từ 450 triệu đến hơn 600 triệu mỗi m2. Đơn cử, căn nhà 5 tầng mặt Hồ Tây diện tích 190m2, mặt tiền 10m nằm trên phố Quảng Khánh (phường Quảng An) đang được rao bán trên Batdongsan.com.vn với giá 117 tỷ, tương đương khoảng 615.8 triệu/m2. Trong khi đó, nhà trong ngõ ô tô có giá khoảng 200 triệu/m2, nhà trong ngõ nhỏ 2 xe máy tránh nhau có giá mềm hơn nhưng không dưới 80 triệu/m2.

Ở phân khúc bất động sản cho thuê, biệt thự  diện tích 250-500m2 có sân vườn, bể bơi được chào thuê với giá từ 30-90 triệu/tháng tùy chất lượng công trình, vị trí và mức độ đầu tư nội thất. Các căn biệt thự này tập trung chủ yếu tại các ngõ ô tô tránh nhau trên phố Tô Ngọc Vân. Giá thuê nhà riêng diện tích 60-80m2 dao động từ 15-30 triệu đồng tùy vị trí và chất lượng công trình. Căn hộ dịch vụ có giá thuê từ 6-80 triệu/tháng tùy diện tích, số phòng ngủ và tiện nghi đi kèm.

Tổng quan về quận Ba Đình

Với vị trí trung tâm, lại có điều kiện dân sinh cao, quận Ba Đình (Hà Nội) trở thành nơi an cư lạc nghiệp đáng mơ ước của đại đa số người dân đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

Ba Đình là một trong 12 quận nội thành và là một trong 4 quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Đảng, Nhà nước nói chung và Hà Nội nói riêng.

Vị trí địa lý

Quận Ba Đình sở hữu vị trí địa lý đắc địa mà ít quận huyện nào của thủ đô có được khi tiếp giáp với 4 trung tâm hành chính lớn của thủ đô:

  • Phía Bắc giáp với Tây Hồ, ranh giới nối 2 quận là khu dân cư An Dương, đường An Dương và đường Hoàng Hoa Thám.
  • Phía Nam giáp quận Đống Đa, ranh giới là các phố Lê Đại Hành, Láng Hạ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thái Học, Giảng Võ, Nguyên Hồng.
  • Phía Đông giáp quận Long Biên với ranh giới là sông Hồng.
  • Phía Đông Nam giáp quận Hoàn Kiếm, ranh giới là các phố Phan Đình Phùng, Lý Nam Đế, Hàng Đậu, đường tàu.
  • Phía Tây giáp quận Cầu Giấy, ranh giới kết nối 2 quận là sông Tô Lịch.

vị trí địa lý quận Ba Đình
Vị trí quận Ba Đình trên Google Maps.

Lịch sử

Địa bàn quận Ba Đình trước đây vốn thuộc tổng Hữu Nghiêm (sau đổi tên là Yên Hòa), huyện Thọ Xương và các tổng Yên Thành, Nội, Thượng, Trung, huyện Vĩnh Thuận. Sau năm 1954, khu vực này được chia tách thành khu Trúc Bạch và khu Ba Đình.

Năm 1961, thành lập khu phố Ba Đình trên cơ sở sáp nhập khu Trúc Bạch, khu Ba Đình; xã Đông Thái, một phần xã Thái Đô thuộc quận V cũ, 2 xã Phúc Lệ, Ngọc Hà và một phần xã Thống Nhất thuộc quận VI.

Tháng 6/1981, chuyển các khu phố thành quận, khu phố Ba Đình đổi thành quận Ba Đình, gồm 15 phường: Yên Phụ, Trúc Bạch, Thụy Khuê, Thành Công, Quán Thánh, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Ngọc Hà, Kim Mã, Giảng Võ, Đội Cấn, Điện Biên, Cống Vị, Cầu Giấy, Bưởi. Khi đó, toàn bộ khu Hoàng thành Thăng Long đều thuộc quận Ba Đình.

Tháng 10/1995, chuyển 3 phường Yên Phụ, Thụy Khuê, Bưởi của quận Ba Đình sang quận Tây Hồ.

Ngày 22/11/1996, phường Cầu Giấy của quận Ba Đình được đổi tên thành phường Ngọc Khánh do trùng tên với quận Cầu Giấy.

Ngày 5/1/2005, điều chỉnh địa giới hành chính giữa hai phường Cống Vị, Ngọc Khánh, đồng thời thành lập 2 phường Liễu Giai và Vĩnh Phúc.

Kể từ đó, quận Ba Đình có 14 phường như hiện nay.

Hành chính

Quận Ba Đình có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Vĩnh Phúc, Trúc Bạch, Thành Công, Quán Thánh, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Ngọc Khánh, Ngọc Hà, Liễu Giai, Kim Mã, Giảng Võ, Đội Cấn, Điện Biên, Cống Vị.

Kinh tế

Quận Ba Đình được đánh giá là một trong những quận có mức tăng trưởng kinh tế cao của thành phố Hà Nội. Ba Đình cũng là một trong những quận đầu tiên của thủ đô thực hiện cổ phần hóa 100% doanh nghiệp Nhà nước. Trong nhiệm kỳ 2015-2020, kinh tế quận tăng trưởng bình quân 10,7%/năm, trong đó dịch vụ tăng 12,5%/năm, công nghiệp tăng 6,7%/năm. Thu ngân sách nhà nước bình quân tăng 10%/năm, đạt hơn 38.000 tỷ đồng.

Văn hóa

Ba Đình là cái nôi của nền văn minh sông Hồng nên ngoài hòa cùng những nét chung của văn hóa vùng đất thủ đô, quận cũng tạo cho mình một bản sắc riêng với nhiều di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng như lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cột cờ Hà Nội, chùa Một Cột, đền Voi Phục, đền Quán Thánh, Di tích Hoàng thành Thăng Long, Phủ Chủ tịch… Các điểm du lịch trong địa bàn quận đều thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước ghé thăm hàng năm.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, Ba Đình còn là trung tâm hành chính, chính trị quốc gia, là nơi diễn ra các sự kiện trọng đại trong hoạt động đối nội, đối ngoại của Nhà nước.

Ba Đình cũng là vùng đất có nhiều làng nghề cổ truyền mang đậm dấu ấn lịch sử như rượu sen Thụy Khuê, bánh cốm Yên Ninh, đúc đồng Ngũ Xã, giấy gió Yên Thái, Hồ Khẩu, lụa Trúc Bạch, làng hoa Ngọc Hà, Lĩnh Bưởi…

Hệ thống giao thông

Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông tại quận Ba Đình luôn được thành phố quan tâm cải tạo, nâng cấp và mở rộng. Hệ thống chợ, trường học được cải tạo và quy hoạch rõ ràng. Mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Ba Đình được nghiên cứu, quy hoạch thống nhất với quy hoạch chung của thành phố với hàng loạt tuyến đường huyết mạch như Kim Mã, Đội Cấn, Giảng Võ, Liễu Giai, Trần Phú, Hoàng Diệu…

phố Kim Mã
Phố Kim Mã, Ba Đình.

Trên địa bàn quận còn có các dự án đường sắt đô thị đi qua là tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài – Thượng Đình), tuyến số 3 (Trôi – Nhổn – Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây – An Khánh). Trong đó, tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo hiện đang được đầu tư xây dựng, tuyến số 3 đoạn Nhổn – ga Hà Nội hiện đang được thi công.

Các phường phía Tây của Ba Đình là một trong những khu vực tập trung dân cư với nhiều tòa nhà chung cư được xây dựng sớm nhất của Hà Nội như Liễu Giai, Thành Công, Vĩnh Phúc, Giảng Võ, Cống Vị…

Trên địa bàn quận đã và đang xây dựng các khu đô thị như khu đô thị Vinhomes Gallery Giảng Võ, khu đô thị bệnh viện 354, khu đô thị 671 Hoàng Hoa Thám…

Các tuyến xe buýt chạy qua địa bàn quận: 01 (bến xe Gia Lâm – bến xe Yên Nghĩa), 02 (Trần Khánh Dư – bến xe Yên Nghĩa), 09A (Bờ Hồ – Khu liên cơ quan Sở ngành Hà Nội), 09B (Trần Khánh Dư – Khu liên cơ Sở ngành Hà Nội), 10A (Long Biên – Từ Sơn), 10B (Long Biên – Trung Màu), 12 (Công viên Nghĩa Đô – Khánh Hà), 14 (Bờ Hồ – Cổ Nhuế), 14CT (Trần Khánh Dư – Cổ Nhuế), 17 (Long Biên – Nội Bài), 18 (ĐHKT Quốc dân – Đại học Kinh tế Quốc dân), 22A (Bến xe Gia Lâm – TTTM BigC Thăng Long), 23(Nguyễn Công Trứ – Nguyễn Công Trứ), 24(Long Biên – Cầu Giấy), 25(Bến xe Giáp Bát – Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ cơ sở 2), 26(Mai Động – SVĐ Quốc gia Mỹ Đình), 27(Bến xe Yên Nghĩa – Bến xe Nam Thăng Long), 28(Bến xe Nước Ngầm – Đại học Mỏ), 31(Bách Khoa – Đại học Mỏ)…

Quận Ba Đình tập trung nhiều tiện ích mua sắm, giải trí hiện đại nhất nhì thủ đô như Lotte Center, chợ Long Biên, Quảng trường Ba Đình, Vincom Center Metropolis Liễu Giai, Rạp chiếu phim quốc gia, Rạp chiếu phim CGV…

Hệ thống Giáo dục

Ba Đình là quận đầu tiên trong cả nước được công nhận là hoàn thành chương trình phổ cập THCS. Ba Đình cũng xóa xong lớp học ca 3, phòng học cấp 4. Công tác xã hội hóa giáo dục được thực hiện tốt với các mô hình trường bán công, tư thục và dân lập.

Các trường đại học, học viện nổi tiếng trên địa bàn như:

  • Đại học Nguyễn Trãi
  • Viện Ngôn ngữ học
  • Trường Đại học y tế công cộng
  • Trường Đại học dân lập Đông Đô
  • Đại học RMIT

Hệ thống Bệnh viện

Hệ thống các bệnh viện lớn đều tập trung trên địa bàn quận như:

  • Bệnh viện Saint Paul
  • Bệnh viện phụ sản Hà Nội
  • Bệnh viện Lao trung ương…

Công viên

  • Công viên Thủ Lệ
  • Công viên Bách Thảo

Thị trường bất động sản quận Ba Đình

Vị trí đắc địa, cơ sở hạ tầng đồng bộ, điều kiện dân sinh tốt khiến Ba Đình trở thành nơi an cư trong mơ của nhiều người dân Hà Nội và là mảnh đất giàu tiềm năng với nhà đầu tư. Nhiều năm qua, hoạt động mua bán nhà đất quận Ba Đình chưa bao giờ hạ nhiệt với loạt sản phẩm đa dạng, từ nhà mặt phố, nhà riêng, chung cư, biệt thự, văn phòng cho thuê…

So với các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Tây Hồ, giá nhà đất ở Ba Đình được đánh giá là ổn định và hợp lý hơn. Khảo sát cho thấy, giá bất động sản quận Ba Đình có mức dao động lớn, trải đều từ phân khúc giá rẻ (30-40 triệu/m2) đến phân khúc cao cấp hơn (400-450 triệu/m2). Tuy nhiên, nhìn chung, phân khúc trung và cao cấp chiếm đa số thị phần thị trường bất động sản quận Ba Đình. Trong tương lai, khi hệ thống hạ tầng tại địa bàn Ba Đình ngày càng được hoàn thiện đồng bộ và quỹ đất dành cho nhà ở ngày càng khan hiếm thì giá trị của bất động sản Ba Đình sẽ ngày càng tăng cao theo thời gian.

Tổng quan về quận Đống Đa

Quận Đống Đa nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Nội, có vị trí quan trọng trong quan hệ với các quận, huyện khác của thành phố cũng như các địa phương của cả nước.

Vị trí địa lý quận Đống Đa

Đống Đa là một trong 4 quận đô thị cũ được thành lập đầu tiên của Thành phố Hà Nội với hệ thống chợ, trường học, cơ sở y tế được Nhà nước cải tạo và quy hoạch rõ ràng. Quận Đống Đa cách trung tâm thành phố 3km, có vị trí địa lý:

  • Phía Đông Bắc giáp quận Hoàn Kiếm với ranh giới là đường Lê Duẩn, giáp quận Hai Bà Trưng với ranh giới là đường Lê Duẩn và đường Giải Phóng.
  • Phía Nam giáp quận Thanh Xuân với ranh giới là đường Trường Chinh và đường Láng.
  • Phía Tây giáp quận Cầu Giấy với ranh giới là sông Tô Lịch.
  • Phía Bắc giáp quận Ba Đình.

Quận Đống Đa Hà Nội sở hữu địa hình bằng phẳng, có hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc nhỏ. Khí hậu quận nằm trong khu vực chung của thành phố, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa nhiệt đới ẩm: Mùa mưa nóng ẩm, mưa nhiều, hướng gió chủ đạo là Đông Nam và Đông; mùa rét ít mưa, có mưa phùn, hướng gió chủ đạo là Đông Bắc và Bắc. Quận chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng và sông Tô Lịch, sông Lừ.

Hành chính

Đống Đa là quận có nhiều phường nhất của Hà Nội, quận hiện có 21 phường: Văn Miếu, Văn Chương, Trung Tự, Trung Phụng, Trung Liệt, Thổ Quan, Thịnh Quang, Quốc Tử Giám, Quang Trung, Phương Mai, Phương Liên, Ô Chợ Dừa, Ngã Tư Sở, Nam Đồng, Láng Thượng, Láng Hạ, Kim Liên, Khương Thượng, Khâm Thiên, Hàng Bột, Cát Linh.

bản đồ hành chính quận Đống Đa

Bản đồ hành chính quận Đống Đa Hà Nội.

Số liệu thống kê năm 2017 thì dân số quận là 420.900 người, mật độ dân số 42.302 người/km2, cao gấp 18 lần mật độ dân số chung của toàn thành phố Hà Nội.

Tổng diện tích đất tự nhiên theo đơn vị hành chính là 994,7 ha.

Tài nguyên văn hóa – nhân văn

Quận Đống Đa có nền văn hóa phát triển lâu đời đa dạng và phong phú, điển hình là di tích lịch sử, danh thắng, hệ thống đình, chùa, miếu mạo đã có từ rất lâu, không những đẹp mà còn tiêu biểu cho nhiều kiến trúc khác nhau như:

  • Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những quần thể di tích cổ kính với tuổi đời gần 1.000 năm vẫn còn được gìn giữ cho đến ngày nay. Đây là di tích lịch sử ở phía Nam kinh thành Thăng Long xưa, là trường học cao cấp đầu tiên ở Việt Nam. Các kiến trúc ở đây đều đạt tới trình độ cao của nghệ thuật truyền thống từ điêu khắc, trang trí, kiến trúc. Tuy vậy, theo thời gian, một số bộ phận của quần thể di tích đã không còn nguyên vẹn.
văn miếu quốc tử giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên ở nước ta.

  • Gò Đống Đa nơi ghi dấu Quang Trung đại phá quân Thanh, đây chính là mộ tập thể của các binh sĩ nhà Thanh. Tên quận đặt theo tên chiến thắng trận Đống Đa có nghĩa quân Tây Sơn mùa xuân năm Kỷ Dậu.
  • Bên cạnh đó còn có Ô Chợ Dừa, Ga xe lửa Hà Nội, Đàn Xã Tắc, Pháo Đài Láng, Chùa Bộ, Di tích vòng thành Đại La, Sân vận động Hàng Đẫy…

Hệ thống giao thông

Hai tuyến vành đai chạy qua quận Đống Đa

Trên địa bàn quận Đống Đa có đường vành đai 1, vành đai 2 chạy qua. Đoạn vành đai 1 chạy qua Đống Đa từ Đào Duy Anh – Ô Chợ Dừa đến ngã tư Giảng Võ, Láng Hạ. Đoạn nối từ Đại Cồ Việt đến Ô Chợ Dừa đã được mở rộng. Vành đai 2 chạy qua quận Đống Đa đoạn từ Ngã Tư Vọng đến ngã tư Láng Hạ – Láng (bao gồm 2 tuyến đường Trường Chinh và Láng). Đoạn từ Ngã Tư Sở đến ngã tư Láng Hạ – Láng nằm trên vành đai 2 trên địa bàn quận. Tuyến giao thông này phục vụ cho các xe tải nặng giữa quốc lộ 2, quốc lộ 6 và quốc lộ 1.

Các trục đường hướng tâm

  • Trục đường Bắc Nam: đoạn đường Giải Phóng (quốc lộ 1) chạy qua Đống Đa từ Ngã Tư Vọng đến Đại Cồ Việt – Đào Duy Anh có mặt cắt ngang 54m.
  • Trục nối Nguyễn Trãi – Tây Sơn – Nguyễn Lương Bằng là tuyến đường đối ngoại quan trọng của Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc.

Các tuyến đường phân khu vực gồm:

  • Kim Liên – Trung Tự;
  • Thái Hà – Huỳnh Thúc Kháng;
  • Chùa Bộc – Trung Tự;
  • Khâm Thiên;
  • Nguyễn Thái Học;
  • Giảng Võ;
  • Phố Ô Chợ Dừa…

Các tuyến xe buýt chạy qua địa bàn quận: BRT01, 01, 02, 03, 09B, 12, 16, 18, 19, 21A, 21B, 22A, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 30, 32, 34, 35A, 38, 41, 44, 49, 50, 51, 68, 84, 90, 99, 104, 107, CNG03, CNG05, E01, E03.

Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài – Thượng Đình), tuyến số 2A (Cát Linh – Hà Đông), tuyến số 3 (Trôi – Nhổn – Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây – An Khánh). Trong đó, tuyến số 2A đã chính thức vận hành từ quý 4/2021, tuyến số 1 đang được đầu tư xây dựng, tuyến số 3 đang được thi công.

Hệ thống Giáo dục

Quận Đống Đa tập trung nhiều các trường đại học, học viện lớn của quốc gia và các trường THPT, THCS, tiểu học chất lượng cao.

Các trường đại học và học viện:

Trường Đại học Giao thông vận tảiĐại học Công ĐoànĐại học Luật Hà NộiTrường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà NộiTrường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân độiHọc viện Thanh thiếu niên Việt NamHọc viện Ngoại giao Việt NamHọc viện Ngân hàngĐại học Ngoại ThươngĐại học Thủy lợi Hà NộiĐại học Văn hóa Hà NộiĐại học Y Hà NộiHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt NamHọc viện Hành chínhTrường Kinh tế Ngoại giao Việt NamHọc viện Phụ nữ Việt NamCao đẳng y tế Hà NộiCao đẳng y tế Bạch Mai

Các trường Trung học phổ thông:

Trường THPT Đống ĐaTrường THPT Hoàng CầuTrường THPT Lê Quý ĐônTrường THPT Kim LiênTrường THPT Phan Huy ChúTrường THPT Quang Trung.

Các trường trung học cơ sở:

THCS Tô Vĩnh DiệnTHCS Trung PhụngTHCS Lý Thường KiệtTHCS Cát LinhTHCS Láng HạTHCS Láng ThượngTHCS Thái ThịnhTHCS Thịnh QuangTHCS Tam KhươngTHCS Quang TrungTHCS Phương MaiTHCS Bế Văn ĐànTHCS Huy VănTHCS Khương ThượngTHCS Đống ĐaTHCS Nguyễn Trường TộTHCS Xã Đàn

Các trường tiểu học:

Tiểu Học Bế Văn ĐànTiểu Học Cát LinhTiểu Học Thịnh HàoTiểu Học Văn ChươngTiểu Học Khương ThượngTiểu Học Kim LiênTiểu Học La ThànhTiểu Học Láng ThượngTiểu Học Lý Thường KiệtTiểu Học Nam Thành CôngTiểu Học Phương LiênTiểu Học Phương MaiTiểu Học Quang TrungTiểu Học Thái ThịnhTiểu Học Thịnh QuangTiểu Học Tô Vĩnh DiệnTiểu Học Trung PhụngTiểu Học Trung TựTiểu Học Hanoi Adelaide SchoolTiểu Học Tam KhươngTrường Phổ Thông Liên Cấp Alfred NobelTiểu Học VietKidsTiểu Học Tư Thục Nguyễn Văn Huyên

Bệnh viện

Quận Đống Đa quy tụ nhiều bệnh viện đầu ngành của thành phố và của cả nước:

  • Bệnh viện nhu Trung ương
  • Bệnh viện Nội Tiết cơ sở Thái Thịnh
  • Bênh viện Đống Đa
  • Bệnh viện Da Liễu trung ương
  • Bệnh Viện Bạch Mai
  • Bệnh viện Việt Pháp
  • Bệnh viện Đại Học Y
  • Bệnh viện Tai Mũi họng Trung Ương
  • Bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Tháng
  • Bệnh viện châm cứu Trung Ương
  • Bệnh viện Mắt Hà Nội 2
  • Bệnh viện Thận Hà Nội
  • Bệnh viện giao thông vận tải
  • Bệnh viện Mắt Sài Gon – Hà Nội1
  • Bệnh viện Lão Khoa Trung ương
  • Viện sức khoẻ tâm thần Quốc Gia

Bất động sản quận Đống Đa

Với vị trí trung tâm, quận Đống Đa kết nối thuận tiện với những quận lớn khác của Thủ Đô. Mật độ dân cư quận Đống Đa thuộc loại đông đúc nhất thủ đô với hơn 14.000 cơ quan, doanh nghiệp; 18 bệnh viện, 20 trường cao đẳng, đại học. Quận Đống Đa cũng là nơi tọa lạc của nhiều cơ quan quan trọng như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng nhiều di tích – lịch sử văn hóa quy mô lớn, có giá trị lâu dài như chùa Láng, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Chùa Bộc, gò Đống Đa, tượng đài vua Quang Trung, di tích vòng thành Đại La… 

tòa nhà văn phòng quận đống đa

Một tòa nhà văn phòng ở quận Đống Đa.

Theo quy hoạch đến năm 2020 tầm nhìn 2030 của UBND thành phố Hà Nội, trên địa bàn quận Đống Đa sẽ có 18 dự án giao thông huyết mạch được gấp rút triển khai, nổi bật như: cải tạo nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà, cải tạo nút Tây Sơn – Hồ Đắc Di, mở rộng đường Lương Định Của – Trường Chinh… Bên cạnh đó, thành phố cũng đã phê duyệt tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Chí Thanh…

Vị trí thuận tiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư không ngừng cùng tiềm năng du lịch, thương mại khiến nhà, đất Đống Đa dù cao hơn so với mặt bằng chung nhưng luôn nằm trong tầm ngắm của người mua ở thực và các nhà đầu tư. Hơn nữa, đời sống dân sinh trên địa bàn quận cũng được đánh giá rất cao, phần lớn dân cư tại đây đều là người tri thức, có nếp sống hiện đại, văn minh, lịch sự. Loại hình bất động sản tại quận Đống Đa tương đối phong phú từ nhà đất, chung cư, cao ốc văn phòng cho đến nhà trọ… nhưng phổ biến nhất vẫn là nhà đất, căn hộ chung cư và văn phòng cho thuê, trong đó phân khúc tầm trung và cao cấp chiếm tỷ trọng lớn, phù hợp với nhóm khách hàng có nguồn thu nhập cao và tài chính vững mạnh. Ở phân khúc chung cư, trên địa bàn quận có 38 nhà chung cư mới với khoảng 7.004 căn hộ, 18 nhà tập thể củ với khoảng 26.278 căn hộ. Đống Đa cũng là một trong những khu vực có nhiều tòa văn phòng cho thuê nhất Hà Nội với đủ quy mô, diện tích và chất lượng từ hạng A, B, C. Đặc biệt, sự tham gia của các chủ đầu tư danh tiếng như Tân Hoàng Minh, Vinhomes, Hateco, Kang Long… đổ dồn về làm những dự án cao tốc văn phòng, chung cư tầm trung và cao cấp càng khiến thị trường bất động sản Đống Đa thêm sôi động hơn. 

Tổng quan về quận Cầu Giấy

Quận Cầu Giấy sở hữu vị trí kết nối linh hoạt đến các khu vực trọng điểm, hạ tầng tương đối hoàn thiện, tiện ích phong phú khiến quận ngày càng trở nên sầm uất và thu hút được lượng dân cư lớn.

Vị trí

Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, với tổng diện tự nhiên là 1,44km2, dân số 292.536 người (năm 2020). Địa giới hành chính tiếp giáp như sau:

  • Phía Bắc giáp: Quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm.
  • Phía Nam giáp: Quận Thanh Xuân.
  • Phía Tây giáp: Quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
  • Phía Đông giáp: Quận Đống Đa, quận Ba Đình, quận Tây Hồ

Với vị trí tiếp giáp trung tâm hành chính quận Ba Đình, có hệ thống giao thông đối ngoại thuận tiện mà Cầu Giấy có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền kinh tế – xã hội.

bản đồ hành chính quận cầu giấy
Bản đồ hành chính quận Cầu Giấy Hà Nội.

Địa giới hành chính

Quận Cầu Giấy được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, đó là các phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, Nghĩa Tân, Nghĩa Đô, Mai Dịch, Yên Hòa, Trung Hòa.

Lịch sử

Cầu Giấy trước đây là một phần của huyện Từ Liêm, Quốc Oai, Sơn Tây. Thời nhà Nguyễn năm 1831, Cầu Giấy thuộc phủ Hoài Đức, Hà Nội. Sau giải phóng Thủ đô năm 1954, Cầu Giấy thuộc quận VI. Năm 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, xóa bỏ các quận, lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành. Khi đó, huyện Từ Liêm được tái lập, gồm đất hai quận V và VI.

Ngày 22/11/1996, Chính phủ ra Nghị định 74-CP thành lập quận Cầu Giấy trên cơ sở 4 thị trấn: Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Cầu Giấy và 3 xã Trung Hòa, Dịch Vọng, Yên Hòa của huyện Từ Liêm, đổi tên thị trấn Cầu Giấy thành phường Quan Hoa. Như vậy, khi mới thành lập, Cầu Giấy có 7 phường là Yên Hòa, Quan Hoa, Trung Hòa, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Dịch Vọng, Mai Dịch.

Ngày 5/1/2005, thành lập phường Dịch Vọng Hậu trên cơ sở tách diện tích và dân số của phường Quan Hoa, phường Dịch Vọng. Kể từ đó, Cầu Giấy có 8 phường như hiện nay.

Về kinh tế

Là một quận nội thành, sở hữu hệ thống giao thông khá phát triển nên Cầu Giấy có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế của Hà Nội. Nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hoạt động thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư. Tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ chiếm 70,01%, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 29,99%, tỷ trọng nông – lâm ngư nghiệp bằng 0%. Hệ thống chợ dân sinh, trung tâm thương mại và hệ thống các siêu thị được quận đầu tư tương đối hoàn chỉnh.

Cầu Giấy còn là quận duy nhất của Hà Nội có khu công nghệ thông tin tập trung, thu hút 415 năm doanh nghiệp với hơn 20.000 lao động, trong đó có gần 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có những doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ thông tin tại Việt Nam. Trong năm qua, kinh tế quận tiếp tục duy trì ổn định và có bước tăng trưởng ấn tượng. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng trưởng về số lượng, quy mô và chất lượng. Trên địa bàn quận Cầu Giấy có sự hiện diện của một số tập đoàn công nghệ, nhà phát triển bất động sản lớn như: Vimeco, Sun Group, Vinaconex, Tân Hoàng Minh, FPT, Viettel…

Hệ thống giao thông

Cầu Giấy có 3 tuyến đường huyết mạch chạy qua gồm: Trục Trần Thái Tông – Nguyễn Phong Sắc – Hoàng Quốc Việt; trục Trần Duy Hưng kết nối trung tâm với Đại lộ Thăng Long; trục Cầu Giấy – Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu kết nối với quốc lộ 32. Đây đều là các tuyến đường lớn, hiện đại. Ngoài ra còn có tuyến đường sắt trên cao Nhổn – Ga Hà Nội đang được gấp rút xây dựng; trục Phạm Văn Đồng – Vành đai 3 kết nối nội thành và các tuyến tỉnh.

Đường phố Cầu Giấy
Đường phố khu Nghĩa Tân, Cầu Giấy.

Các công trình công cộng tương đối đầy đủ như hệ thống các trường đại học, công viên lớn, hệ thống y tế, bệnh viện đầu ngành. Bên cạnh đó, Cầu Giấy còn thừa hưởng hệ thống hạ tầng khu vực phía Tây, bao gồm: tuyến đường Tố Hữu – Lê Văn Lương, đại lộ Thăng Long cùng các dự án đang triển khai như tuyến metro số 2A, số 3, vành đai 3.5 hay siêu dự án đường vành đai 4 đang được hoàn thiện. Hiện quận đang tiếp tục kế hoạch thu hồi đất phục vụ các dự án mở đường, gồm: tuyến từ đường Cầu Giấy đến vành đai 2.5, tuyến Đặng Thùy Trâm kéo dài đến Trần Quốc Hoàn, mở rộng ngõ 382 Nguyễn Khang

Các dự án đường sắt đi qua: tuyến số 3 (Tây Sơn – Nhổn – Yên Sở), tuyến số 4 (Liên Hà – Bắc Thăng Long), tuyến số 8 (An Khánh – Dương Xá). Trong đó, tuyến số 3 hiện đang thi công đoạn Nhổn – Ga Hà Nội.

Các tuyến xe buýt hoạt động: BRT01, 05, 07, 09A, 09A CT, 09B, 12, 13, 14, 14B CT, 16, 20A, 21B, 22A, 22B, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 32, 33, 34, 35A, 38, 39, 44, 45, 46, 49, 50, 51, 53A, 53B, 55A, 55B, 60A, 60B, 61, 64, 68, 84, 85, 87, 88, 90, 96, 97, 103A, 103B, 104, 105, 107, 109, CNG01, CNG03, E01, E03, E05. Các điểm đầu cuối và trung chuyển: điểm trung chuyển Cầu Giấy, điểm trung chuyển Hoàng Quốc Việt, bến xe Mỹ Đình, công viên Nghĩa Đô, công viên Cầu Giấy, học viện Tư pháp.

Bệnh viện

Quận Cầu Giấy có nhiều bệnh viện đầu ngành của cả nước: Bệnh viện E, Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội, bệnh viện 19-8 Bộ Công an, Viện Huyết học và Truyền máu trung ương.

Công sở

Các cơ quan Nhà nước trên địa bàn quận: Sở Công thương Hà Nội, Cục Đăng kiểm, Cục Đường sông, Cục Hàng hải, Hội Nông dân Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dân số, Tổng cục Đường bộ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên Môi trường.

Công viên

  • Công viên Cầu Giấy
  • Công viên Nghĩa Đô

Hệ thống Giáo dục

Trên địa bàn quận Cầu Giấy có hơn 80 cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ. Có thể kể đến một số trường đại học và viện nghiên cứu tiêu biểu: Học viện Báo chí và tuyên truyền, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, trường đại học Ngoại ngữ, trường Đại học lao động – xã hội, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Sư phạm hà Nội, Học viện Quốc phòng, Đại học Sân Khấu và Điện Ảnh Hà Nội, Học viện Múa Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, Đại học Thương Mại, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga…

Một số trường THPT nổi tiếng: Trường THPT Nguyễn Siêu, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, trường THPT Lý Thái Tổ, trường THPT Cầu Giấy, trường THPT Yên Hòa, trường THPT Nguyễn Tất Thành, trường THPT Lương Thế Vinh, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm hà Nội, trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam…

Phát triển đô thị

So với các quận nội thành cũ, Cầu Giấy có lợi thế về quỹ đất cho chỉnh trang và phát triển đô thị (đất giải phóng mặt bằng, đất nông nghiệp và đất đã được thu hồi). Hệ thống hạ tầng đô thị ngày càng hoàn thiện cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh. Tốc độ đô thị hóa trên địa bàn quận Cầu Giấy diễn ra nhanh chóng, bộ mặt đô thị thay đổi theo hướng hiện đại, văn minh, góp phần tô điểm cho cửa ngõ phía Tây của vùng lõi Hà Nội với nhiều khu đô thị mới, nhiều công viên xanh mang tầm cỡ quốc gia, nhiều tuyến đường đẹp được xây dựng, mở rộng…

Các khu đô thị thuộc địa phận quận Cầu Giấy

  • Khu đô thị Dịch Vọng
  • Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính
  • Khu tập thể Nghĩa Tân
  • Khu đô thị Yên Hòa
  • Khu đô thị Trung Yên
  • Khu đô thị Nam Trung Yên
  • Khu đô thị Cầu Giấy
  • Khu đô thị Nghĩa Đô
  • Khu đô thị An Sinh Hoàng Quốc Việt
  • Khu đô thị Constrexim Complex Dịch Vọng
  • Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng
  • Khu đô thị Vimeco II
  • Khu đô thị Mai Dịch
  • Khu đô thị Mandarin Garden

Tuy vậy, do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đô thị với tốc độ cao, Cầu Giấy đang phải đối mặt với dòng người nhập cư từ các quận khác của Hà Nội cũng như từ các tỉnh, thành khác. Tốc độ tăng dân số cơ học cao gây sức ép đối với công tác quản lý xã hội và môi trường khu vực. Mặt khác, do đặc thù các khu dân cư trên địa bàn Cầu Giấy đã hình thành từ lâu đan xen với các khu đô thị hiện đại tạo nên bộ mặt kiến trúc đô thị chưa hài hòa.

khu đô thị trung hòa - nhân chính
Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính.

Thị trường bất động sản quận Cầu Giấy

Cầu Giấy cùng với khu vực phía Tây thủ đô từ lâu là nơi tập trung nhiều cơ sở hạ tầng đa dạng, nhiều tiện ích, giao thông kết nối linh hoạt. Cầu Giấy cũng có nhiều trụ sở, văn phòng làm việc, công ty, gần chợ, trung tâm thương mại, trường học và bệnh viện. Đặc biệt, trong tương lai, sự hiện diện của Đại sứ quán Mỹ  trên địa bàn phường Yên Hoà với quy mô 3,2 ha sẽ giúp thị trường bất động sản Cầu Giấy càng trở nên hấp dẫn người dân và nhà đầu tư. Trong đó, phân khúc căn hộ tầm trung và cao cấp đang là tâm điểm của thị trường. Đặc biệt, lượng sản phẩm từ 2-3 tỷ rất đa dạng. Phân khúc căn hộ cao cấp thường phân bổ ở các vị trí trung tâm, gần đường lớn, gần tiện ích, có chất lượng môi trường sống tốt, giá dao động từ 40-60 triệu đồng/m2. Đơn cử, căn hộ 3 phòng ngủ 95m2 thuộc dự án Tràng An Complex (Nghĩa Đô, Cầu Giấy) đang được rao bán trên Batdongsan.com.vn với giá 4,05 tỷ, tương đương khoảng 42,6 triệu/m2. Gần đây, nguồn cung căn hộ chung cư đến từ các dự án mới mở bán ở Cầu Giấy đang có xu hướng chậm lại và bước vào giai đoạn thiếu hụt do quỹ đất ở địa bàn không còn nhiều, cùng với sự ảnh hưởng chung của thị trường do dịch Covid-19 và chính sách hạn chế phát triển nhà ở cao tầng trong khu vực nội đô của thành phố.

Cầu Giấy còn là một trong những khu vực có lượng tìm kiếm nhà mặt phố nhiều nhất cho mục đích kinh doanh và nhu cầu về nhà ở. Hiện giá nhà phố Cầu Giấy đã thiết lập mặt bằng giá khá cao so với các quận còn lại ở phía Tây Hà Nội như Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Hà Đông. Nhà phố tại các tuyến đường lớn, sầm uất của quận như Cầu Giấy, Trần Duy Hưng, Nguyễn Khánh Toàn… đều giữ mức giá cao ngất ngưởng, dao động từ 220 – 480 triệu/m2. Chẳng hạn, nhà phố 112m2 6 tầng có thang máy, mặt tiền 4m trên phố Trần Duy Hưng hiện đang được rao bán với giá 25 tỷ đồng, tương đương 223 triệu/m2.

Cầu Giấy cũng là quận có nguồn cung văn phòng lớn nhất tại Hà Nội với giá cả, vị trí và diện tích đa dạng. Lợi thế của các tòa văn phòng hạng A ở Cầu Giấy là được xây dựng sau, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu của khách thuê trong mảng công nghệ thông tin. Giá thuê văn phòng quận Cầu Giấy luôn thấp hơn so với các quận lân cận khoảng 20% khi so sánh những tòa nhà cùng chất lượng. Cụ thể, giá cho thuê sàn văn phòng hạng A từ 12-20 USD/m2/tháng, giá thuê sàn văn phòng hạng B từ 9-13 USD/m2/tháng, giá thuê sàn văn phòng hạng C từ 8-13 USD/m2/tháng.

Tổng quan về quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân là một khu vực trọng điểm của thủ đô, phát triển nhanh về hạ tầng, tiện ích đồng bộ. Nhờ tiếp giáp cũng như có thêm nhiều dự án giao thông lớn được triển khai mà quận Thanh Xuân Hà Nội luôn được coi là khu vực hấp dẫn khách mua ở thực và nhà đầu tư bất động sản.

Vị trí địa lý

Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam nội thành Hà Nội, có vị trí địa lý như sau:

  • Phía Bắc giáp quận Đống Đa (với ranh giới là đường Trường Chinh, đường Nguyễn Trãi và sông Tô Lịch) và quận Cầu Giấy.
  • Phía Nam giáp quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì
  • Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng với ranh giới là đường Giải Phóng và phố Vọng
  • Phía Tây giáp quận Hà Đông và quận Nam Từ Liêm với ranh giới là các phố Vũ Hữu và Lương Thế Vinh


Vị trí quận Thanh Xuân Hà Nội.

Lịch sử

Trước năm 1945, vùng đất Thanh Xuân vốn là phần đất của đại lý Hoàn Long thuộc ngoại thành Hà Nội. Sau ngày giải phóng thủ đô Hà Nội (10/10/1954), Thanh Xuân là một phần đất của quận 5 và quận 6 vùng ngoại thành Hà Nội và một phần đất của huyện Thanh Trì, Hà Đông.

Từ năm 1961, Thanh Xuân gồm một phần đất của khu Đống Đa, sau này là quận Đống Đa thuộc nội thành Hà Nội và một phần đất của huyện Từ Liêm và huyện Thanh Trì thuộc ngoại thành Hà Nội.

Ngày 22/11/1996, Chính phủ ra Nghị định số 74-CP thành lập quận Thanh Xuân gồm 11 đơn vị hành chính.

Hành chính quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 11 phường: Thượng Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam, Phương Liệt, Nhân Chính, Kim Giang, Khương Trung, Khương Mai, Khương Đình.

Kinh tế

Quận Thanh Xuân có nhiều nhà máy được xây dựng từ nửa cuối thế kỷ 20, trong đó lớn nhất là khu công nghiệp Cao – Xà – Lá (nhà máy cao su Sao Vàng, nhà máy xà phòng Hà Nội và nhà máy thuốc lá Thăng Long). Bên cạnh đó còn có nhà máy giày Thượng Đình, nhà máy dệt len Mùa Đông, nhà máy bóng đèn, phích nước Rạng Đông… Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt làng xã xưa của quận Thanh Xuân, đời sống nhân dân ngày càng được tăng cao.

Những ngày đầu thành lập năm 1997, thu ngân sách quận chỉ đạt khoảng 15 tỷ đồng/năm. Nhiều năm trở lại đây, con số này đạt trung bình khoảng 4.500 tỷ đồng, thậm chí có năm đạt 6.300 tỷ đồng, gấp 300-400 lần so với thời điểm cách đây 25 năm. Trong giai đoạn 2020-2025, Thanh Xuân xác định tiếp túc đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ, tập trung cho một số lĩnh vực trọng điểm và ưu tiên đầu tư cho giáo dục, hạ tầng đô thị, mở thêm các tuyến đường mới.

Hệ thống giao thông

Quận Thanh Xuân là nơi tập trung của nhiều tuyến đường lớn như Nguyễn Trãi, Lê Trọng Tấn, Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến, đường vành đai 3… Ngoài ra còn có lòng sông Tô Lịch chia cắt quận làm đôi. Khu vực quận Thanh Xuân án ngữ các cửa ngõ ra vào Hà Nội như Quốc lộ 1A (đường Giải Phóng), quốc lộ 6 (đường Nguyễn Trãi), đây là những tuyến đường quan trọng kết nối thủ đô với các tỉnh miền núi Tây Bắc, đi qua các tình, thành như hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên… Một trong những tuyến đường huyết mạch kết nối đến Thanh Xuân là trục đường Láng Hạ – Lê Văn Lương. Khu vực này tập trung dân cư đông đúc, nhiều trụ sở, văn phòng của các công ty lớn.

Cầu vượt Ngã Tư Sở.
Cầu vượt Ngã Tư Sở.

Nhiều tuyến đường giao thông mới cũng được đầu tư xây dựng, tạo thuận tiện cho giao thông kết nối trong quận và các quận, huyện lân cận và các tỉnh, thành xa hơn theo hướng Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên. Đoạn đường ngã tư Sở đã được cải tạo và mở rộng hơn để có thể đáp ứng lưu lượng lớn tham gia giao thông chạy qua khu vực. Hà Nội cũng đã dành hơn 60 tỷ cải tạo lại đường Nguyễn Trãi trên địa bàn quận Thanh Xuân. Đến nay, đây là một trong những tuyến đường tập trung nhiều khu đô thị cao cấp và các trường đại học danh tiếng của Hà Nội.

Trên địa bàn quận Thanh Xuân có các tuyến đường sắt đô thị chạy qua như tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài – Thượng Đình), tuyến số 2A (Cát Linh – Hà Đông), tuyến số 4 (Liên Hà – Bắc Thăng Long), tuyến số 8 (An Khánh – Dương Xá). Trong đó, tuyến số 2A đã chính thức vận hành.

Nhiều tuyến xe buýt chạy qua Thanh Xuân đến các bến xe lớn của thành phố như bến xe Giáp Bát, bến xe Yên Nghĩa, bến xe Mỹ Đình, bến xe Nước Ngầm. Các tuyến buýt như tuyến buýt nhanh BRT Bến xe Yên Nghĩa – Kim Mã, tuyến 01A bến xe Gia Lâm – bến xe Yên Nghĩa, tuyến 01B bến xe Yên Nghĩa – Hương Sơn, tuyến 02 Trần Khánh Dư – bến xe Yên Nghĩa, tuyến 05 Phú Diễn – Linh Đàm, tuyến 12 công viên Nghĩa Đô – Đại Áng.

Hệ thống giáo dục

Ở Thanh Xuân có Ngã tư Sở từng là điểm đen về nạn tắc đường, hiện nay đã được nâng cấp, mở rộng. Quận còn tập trung mạng lưới y tế, giáo dục đa dạng và chất lượng. Các địa điểm mua sắm, giải trí hiện đại trên địa bàn quận như chợ Ngã Tư Sở, Trung tâm thương mại Royal City, siêu thị Big C, Công viên Hạ Đình… Bộ mặt đô thị trên địa bàn quận ngày càng khang trang, hiện đại theo tiêu chí xanh – sạch – đẹp với nhiều công trình, khu chung cư cao tầng hiện đại. Đời sống tinh thần của người dân cũng được cải thiện rõ rệt khi quận tập trung đầu tư xây dựng công viên Thanh Xuân, vườn hoa, nhà văn hóa, khu sân chơi tại các phường.

Quận Thanh Xuân là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu, trường trung cấp.

Trường THPTĐại học, Học việnCao đẳng, Trung cấp
Trường THPT Khương ĐìnhĐH Công nghệ giao thông vận tảiCĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội
Trường THPT Nhân ChínhĐH Đại NamHệ trung cấp trường cao đẳng giao thông vận tải (đào tạo tại Hà Nội)
Trường THPT Trần Hưng ĐạoĐH Hà NộiHệ trung cấp trường cao đẳng kinh tế – kỹ thuật Hà Nội
Trường THPT Phan Bội ChâuĐH Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia Hà NộiHệ trung cấp trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ bách khoa
Trường THPT Hồ Tùng MậuĐH Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà NộiHệ trung cấp trường đại học công nghệ giao thông vận tải (Đào Tạo Tại Hà Nội)
Trường THPT Lương Văn CanĐH Kiến trúc Hà NộiHệ trung cấp trường đại học phòng cháy chữa cháy
Trường THPT Huỳnh Thúc KhángĐH Phòng cháy chữa cháy (Phía Nam)Hệ trung cấp trường đại học sư phạm nghệ thuật trung ương
Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiênĐH Phòng cháy chữa cháy (Phía Bắc)Trung cấp bách nghệ Hà Nội
Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân vănĐH Sư phạm nghệ thuật trung ươngTrung cấp cảnh sát nhân dân 1
 HV An ninh nhân dânTrung cấp công nghệ chế tạo máy
 HV Khoa học quân sự (Phía Bắc)Trung cấp kinh tế – công nghệ giao thông vận tải
 HV Khoa học quân sự – Phía NamTrung cấp kinh tế kỹ thuật công nghệ Hà Nội
 HV Khoa học quân sự- hệ dân sự (thi ở phía Nam)Trung cấp kinh tế kỹ thuật Hà Nội I
 HV Quản lí giáo dụcTrung cấp nông nghiệp Hà Nội
  Trung cấp sư phạm mẫu giáo – nhà trẻ Hà Nội
  Trung cấp y tế Đặng Vũ Ngân

Các bệnh viện trên địa bàn quận:

  • Bệnh Viện An Việt (1E Trường Chinh, phường Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội)
  • Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn Việt – Bỉ (23 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội)
  • Bệnh viện phục hồi chức năng Hà Hội (35 Lê Văn Thiêm, phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội)
  • Bệnh viện Xây Dựng (Khu A1, Nguyễn Quý Đức, phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội)
  • Bệnh viện đa khoa dân lập Chữ Thập Đỏ Hà Nội (305 Giải Phóng, phường Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội)
  • Bệnh viện Đại học quốc gia Hà Nội (182 Lương Thế Vinh, phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội)
  • Bệnh viện Đại học quốc gia Hà Nội – CS khám chữa bệnh Nguyễn Trãi (344 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội)
  • Công ty cổ phần Bệnh viện y học cổ truyền quân dân 102 (Tầng 3, số 91 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội)

Ẩm thực tại quận Thanh Xuân

Thanh Xuân cũng là điểm đến ẩm thực của người Hà Nội với rất nhiều nhà hàng sang trọng, quán ăn vặt nổi tiếng. Nằm trong trung tâm mua sắm Royal City, Nhà hàng Biển Đông mang đến cho thực khách những món hải sản, nhà hàng Thái Express Royal City mang đến lẩu canh có vị cay, ngọt đặc trưng. Hay nhà hàng Dolpan Sam thuộc tòa nhà The Artemis là quán nướng bàn đá chuẩn Hàn Quốc, Quán Ăn Ngon ở trung tâm thương mại Royal City luôn là địa điểm hấp dẫn những thực khách yêu món ăn quê nhà. Cùng với đó là rất nhiều nhà hàng khác như cơm niêu Singapore KOMBO ở khu tập thể Thủy Sản, Chợ Tình Sapa ở số 1 Quan Nhân với những món ăn mang đậm hương sắc núi rừng Tây Bắc, Nét Huế ở Royal City là nơi quy tụ tinh thoa ẩm thực Huế truyền thống…

Nhà hàng Thái Express.
Nhà hàng Thái Express.

Khu vực Thanh Xuân còn tập trung nhiều quán ăn vặt ngon, bổ, rẻ, phù hợp với túi tiền của học sinh, sinh viên như xôi xéo, sữa chua dẻo phố Nguyễn Quý Đức, sữa chua đậu đỏ số 32 ngõ 64 Kim Giang, gà rút xương chua ngọt ở Vũ Trọng Phụng, nem lụi bánh xèo ở Vũ Tông Phan, bánh đa kê ở Thanh Xuân Bắc, xôi trứng ruốc ở Triều Khúc, khoai lang lắc ở Triều Khúc, bánh cá số 1 ngõ 2 Ao Sen…

Thị trường bất động sản quận Thanh Xuân

Thị trường bất động sản quận Thanh Xuân ghi nhận sự sôi động và tăng giá nhờ vị trí thuận tiện, quy hoạch đồng bộ cùng hệ thống hạ tầng hiện đại. Thanh Xuân còn là trung tâm mạng lưới cơ sở giáo dục, hệ thống chăm sóc sức khỏe, chợ, trung tâm thương mại, giải trí… đảm bảo chất lượng sống cho người dân, làm thay đổi diện mạo quận, đồng thời mang đến tiềm năng tăng giá cho các dự án bất động sản nơi đây. Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng khan hiếm, chỉ những chủ đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính, dày dặn kinh nghiệm mới có thể triển khai các dự án ở khu vực này, điều đó càng củng cố niềm tin của người mua vào chất lượng sản phẩm trên địa bàn quận.

Qua khảo sát, bất động sản quận Thanh Xuân đang bùng nổ với số lượng giao dịch tăng vọt, nhất là ở phân khúc căn hộ trung và cao cấp. Thừa hưởng lợi thế về giao thông, hạ tầng đô thị, các căn hộ ở đây nghiễm nhiên trở nên hấp dẫn với nhiều người mua nhà có nhu cầu ở thực. Tuy nhiên, khi các khu đất sót lại ngày càng ít dần và nhu cầu nhà ở tại quận Thanh Xuân tăng cao thì quận đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm căn hộ. Mức giá chung cư tại Thanh Xuân trung bình ở mức từ 30-45 triệu đồng/m2 với các căn hộ trung – cao cấp. Thanh Xuân được coi là mảnh đất vàng với nhiều dự án nổi bật, các khu đô thị cao cấp, chiếm quỹ đất lớn. Trong đó phải kể đến Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính nằm một phần tại phường Nhân Chính đang phát triển mạnh như một trung tâm mới của thủ đô, Khu đô thị Mandarin Garden nằm một phần tại phường Nhân Chính, Khu đô thị Hạ Đình nằm ở phía Tây đường Nguyễn Xiển, Khu đô thị Royal City đang phát triển với nhiều dịch vụ và trở thành điểm đến lý tưởng của người dân thủ đô vào dịp cuối tuần, Khu đô thị Pandora ở Triều Khúc, Khu tập thể Thượng Đình trong tương lai sẽ là một trung tâm hiện đại của quận, Khu tập thể Thanh Xuân Bắc nằm giáp ranh với phường Trung Văn của quận Nam Từ Liêm, Khu tập thể Phương Liệt…

Trong nhiều năm trở lại đây, phân khúc nhà riêng Thanh Xuân luôn thuộc nhóm đắt đỏ bậc nhất thủ đô. Dữ liệu lớn của Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán nhà riêng tại Thanh Xuân tăng 4-5% theo quý (quý II/2021). Bên cạnh đó, Thanh Xuân còn được lựa chọn là điểm đến mới của nhiều cơ quan hành chính nhà nước, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. So với các khu vực nội thành Hà Nội, giá thuê văn phòng tại Thanh Xuân được đánh giá là “mềm” hơn hẳn, vị trí các văn phòng cũng rất thuận tiện khi nằm trên trục đường chính nối giữa ngoại thành và nội thành. Các tòa nhà văn phòng tại đây chủ yếu là hạng B, hạng C, rất ít tòa nhà hạng A được đưa vào khai thác cho thuê. Một số tòa nhà tập trung văn phòng của các công ty lớn như Tòa nhà 319, HUD Tower, Hapulico Tower, Diamond Flower…

Hapulico Tower
Hapulico Tower là một trong những tòa văn phòng cho thuê nổi bật tại quận Thanh Xuân Hà Nội.

Là nơi tập trung nhiều các trường đại học lớn như Đại học Tự nhiên, Đại học Hà Nội, Đại học Kiến trúc… Thanh Xuân được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để phát triển các dự án dãy trọ, phòng trọ phục vụ đối tượng sinh viên, người lao động, những gia đình trẻ chưa đủ tài chính để mua nhà. Khoảng giá phổ biến mà sinh viên tìm kiếm là hơn 1 triệu hoặc 2-3 triệu cho nhóm 2-3 người ở. Người đi làm hoặc gia đình trẻ thường thuê nhà trọ, phòng trọ với chất lượng tốt hơn, khoảng giá từ 2-4 triệu đồng.

Theo đánh giá từ giới chuyên môn, sự cộng hưởng từ các yếu tố như quỹ đất ngày càng hạn hẹp, hệ thống hạ tầng – giao thông phát triển, nhu cầu nhà ở tăng cao, tiện ích đa dạng và đầy đủ cùng sự đổ bộ của nhiều dự án bất động sản hạng sang sẽ khiến cho thị trường bất động sản quận Thanh Xuân ngày càng trở nên sôi động. Thực tế cho thấy, hầu hết các phân khúc tại khu vực này đều tăng giá liên tục và tính thanh khoản luôn đứng đầu trong các khu vực.